5 chất ngọt tự nhiên thay thế đường tinh luyện trong chế biến thực phẩm
Vị ngọt luôn được nhiều người yêu thích trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện trong các sản phẩm F&B đã được các chuyên gia y tế cảnh báo bởi những nguy cơ sức khỏe mà loại đường này gây ra cho người tiêu dùng. Do đó, nhiều nhà sản xuất F&B đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp tạo ngọt thay thế đường an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
Trong đó, hương mật ong, siro cây phong, chà là, dừa, mía thô là những nguyên liệu tự nhiên được nhiều thương hiệu chọn lựa để tạo vị ngọt cho công thức sản phẩm. Hãy cùng Hương Vie tìm hiểu về 5 chất ngọt tự nhiên thay thế đường tinh luyện trong chế biến thực phẩm nhé!
1. Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm ngon, quý, mà nó còn được mệnh danh là một trong những chất ngọt tinh túy của thiên nhiên và đặc biệt nguyên liệu này còn được dùng như một phương thuốc chữa nhiều loại bệnh vô cùng hiệu quả.
Loại mật này không chỉ chứa nhiều khoáng chất vi lượng có lợi, chúng còn cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và nâng cao sức khỏe. Một nghiên cứu từ Đại học California – Mỹ cho thấy sử dụng mật ong kiều mạch thường ngày sẽ mức độ chất chống oxy hóa trong máu cao hơn. Một nghiên cứu của Đại học Memphis đã chỉ ra rằng các vận động viên tiêu thụ mật ong có lượng đường trong máu và insulin ổn định hơn so với các chất làm ngọt khác.
Mật ong có thể được bán dưới dạng khô và bột. Hương vị tự nhiên này có thể được sử dụng trong nấu ăn thay cho đường tinh luyện, tùy thuộc vào lượng thực phẩm và cách nấu, chẳng hạn như nướng, nước sốt hoặc xào. Ngoài ra, mật ong cũng phù hợp cho các loại nước sốt, ăn kèm bánh rán (pancake) hay bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
2. Siro cây phong
Siro cây phong thường được làm từ nhựa cây phong. Siro sẽ được khai thác bằng cách làm bốc hơi/ đun nóng phần nhựa trong thân cây để cô đặc lại.
Siro cây phong có chứa các loại vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. Một muỗng siro cây phong sẽ cung cấp khoảng 1% nhu cầu canxi, kali và chất sát, khoảng 25% nhu cầu mangan mỗi ngày. Các chất chống oxy hóa dưới dạng các hợp chất phenolic có thể ức chế một số chứng bệnh mãn tính cũng như an toàn cho sức khỏe, cân nặng người tiêu dùng.
Siro cây phong đầu mùa thường có màu nhạt, cuối mùa sẽ sậm màu và chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa hơn. Ngoài ra, vị ngọt tự nhiên từ siro cây phong là từ đường Sucrose, có vị ngọt đặc trưng và “khỏe” hơn cho sức khỏe con người so với đường tinh luyện. Sử dụng loại siro này giúp hạ thấp chỉ số glycemic đường trong máu và hương vị tự nhiên này đặc biệt phù hợp với các loại bánh ngọt, bánh quế, bánh nướng kiểu Pháp.
Xem thêm bài viết: Dự đoán về thị trường sản phẩm từ bột trà năm 2022-2025
3. Đường chà là
Như tên gọi, đường chà là được làm từ quả chà là khô nghiền thành bột vụn. Trong chà là chứa nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể như kali, mangan, magie, đồng, can, sắt, vitamin B, vitamin K và chất chống oxy hóa.
Đường chà là có thể sử dụng thay thế cho đường nâu, đường tinh luyện và đây là nguyên liệu được nhiều nhà sản xuất lựa chọn để thêm vị cho các loại ngũ cốc, yến mạch ăn liền để tránh hiện tượng vón cục. Đặc biệt, đường chà là làm cho món ăn ngon hơn khi được kết hợp với quế, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, gừng và đinh hương.
Đường chà là có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều so với các chất tạo ngọt khác, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ có mức độ hòa tan thấp hơn. Chính nhờ đặc điểm này, nó thường được ứng dụng vào các món ăn có độ giòn như bánh cookies, bánh biscuits,..
4. Đường dừa
Đường dừa được làm từ chiết xuất nhựa từ các chồi của cây dừa, lượng đường bên trong sản phẩm này dao động trong khoảng 15 calo/4g, thấp hơn nhiều so với đường tinh luyện hiện tại.
Đường dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng giàu khoáng chất như kẽm, canxi, kali, một số axit béo chuỗi ngắn, polyphenol và chất chống oxy hóa. Các chất dinh dưỡng này làm giảm thiểu quá trình chuyển đổi đường fructose thành chất béo.
Mùi vị và độ bám của đường dừa tương tự đường nâu, vì vậy mọi người thường dùng chất ngọt tự nhiên này thay thế cho đường nâu trong nhiều món ăn hay trong các loại bánh.
5. Đường mía thô
Vì đường mía thô chưa trải qua quá trình “tinh chế” và xử lí nên các thành phần chứa trong gần như tự nhiên và cô đặc, mang hương vị rõ rệt hơn.
Đường mía chứa nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên có trong cây mía, bao gồm kali, magie, vitamin B6, đồng và selen.Kết cấu đường mía thô được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose do đó được tiêu hóa chậm hơn và năng lượng phát hành từ từ. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể.
Mặc dù độ ngọt từ đường mía thô gắt và dày hơn so với đường thông thường, nhưng khi sử dụng khéo léo một lượng vừa phải bên trong các món ăn, có thể mang lại hương vị ngọt thơm tự nhiên, tinh tế và an toàn hơn cho sức khỏe người.